1. Thời kỳ sơ sinh: từ khi sinh ra đến 28 ngày tuổi.
Đặc điểm sinh học:
+ Đây là thời kỳ thích nghi với môi trường bên ngoài.
+ Chức năng các bộ phận và hệ thống đều chưa hoàn thiện, nhưng nó biến đổi rất nhanh, đặc biệt trong tuần đầu cuộc sống.
Bệnh lý của thời kỳ này bao gồm:
+ Bệnh lý trước đẻ: Dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, bệnh di truyền.
+ Bệnh do đẻ: ngạt, sang chấn.
+ Bệnh mắc phải sau khi đẻ: chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng.

– Để hạn chế tử vong cho trẻ sơ sinh cần:
+ Chăm sóc trước sinh tốt.
+ Hạn chế tai biến lúc sinh.
+ Vô khuẩn trong chăm sóc và giữ ấm.
+ Cho trẻ bú mẹ sớm (bú ngay sau khi sinh).
2. Thời kỳ bú mẹ (nhũ nhi): tiếp theo thời kỳ sơ sinh đến hết 24 tháng.
– Đặc điểm sinh học:
+ Tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt đối với trẻ dưới 1 tuổi.
+ Chức năng các bộ phận phát triển nhanh nhưng vẫn chưa hoàn thiện.
+ Đã hình thành hệ thống tín hiệu thứ nhất (phản xạ có điều kiện).
+ Cuối năm đầu hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai (lời nói).
– Bệnh lý của thời kỳ này bao gồm:
+ Bệnh dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu.
+ Bệnh tiêu hóa: Tiêu chảy cấp.
+ Bệnh nhiễm khuẩn dễ có xu hướng lan tỏa: viêm phổi, viêm màng não mủ.
– Về chăm sóc:
+ Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn sam đầy đủ, đúng thời điểm.
+ Tiêm chủng đầy đủ.
+ Vệ sinh thân thể tốt.
3. Thời kỳ răng sữa:
Gồm 2 giai đoạn: giai đoạn nhà trẻ và giai đoạn mẫu giáo.
– Đặc điểm sinh học:
+ Tốc độ tăng trưởng chậm.
+ Chức năng cơ bản các bộ phận đã dần hoàn thiện.
+ Chức năng vận động phát triển nhanh.
+ Trí tuệ phát triển nhanh. Đặc biệt về ngôn ngữ.
– Bệnh lý của thời kỳ này bao gồm:
+ Xu hướng bệnh ít lan tỏa hơn.
+ Xuất hiện bệnh dị ứng do tiếp xúc: Hen phế quản, mày đay, viêm cầu thận cấp.
+ Dễ mắc các bệnh truyễn nhiễm (do tiếp xúc rộng rãi).
– Trong giai đoạn này cần giáo dục thể chất và tạo môi trường thuận lợi để trẻ phát triển tâm lý toàn diện.
4. Thời kỳ thiếu niên (tuổi học đường):
Gồm giai đoạn tiểu học và giai đoạn tiền dậy thì.
– Đặc điểm sinh học:
+ Hình thái, chức năng các bộ phận đã hoàn thiện.
+ Tốc độ tăng trưởng xảy ra rất nhanh.
+ Hệ cơ phát triển mạnh, thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn, tế bào não biệt hóa hoàn thiện, chức năng vỏ não phát triển mạnh và phức tạp hơn, trí tuệ phát triển và hình thành rõ rệt tâm sinh lý giới tính.
– Bệnh lý của thời kỳ này: Gần giống người lớn.
5. Thời kỳ dậy thì (tuổi trung học phổ thông):
– Đặc điểm sinh học:
+ Tốc độ tăng trưởng mạnh.
+ Phát triển đặc tính sinh dục.
+ Thay đổi hình thái cơ thể.
+ Thay đổi tâm lý, nhận thức, cảm xúc tuổi dậy thì.
– Bệnh lý của thời kỳ này:
+ Rối loạn chức năng tim mạch.
+ Rối loạn tâm lý.
+ Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì.
– Trong giai đoạn này cần giáo dục giới tính tuổi vị thành niên.
Kết luận: Sự thay đổi và phát triển các thời kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ranh giới giữa các thời kỳ không cố định. Cần nắm vững đặc điểm sinh lý và từng thời kỳ để giáo dục, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em.